Danh mục sản phẩm
Bài viết xem nhiều

Vinatex: Hội nghị người đại diện vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp

  24/06/2015
Ngày 16/5/2014. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức Hội nghị người đại diện vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Đồng chí Vũ Đức Giang-Bí thư Đảng ủy,Chủ tịch HĐTV chủ trì Hội nghị với sự tham gia của tất cả các đồng chí thành viên HĐTV và Cơ quan điều hành, đại diện các Ban chức năng của Tập đoàn và lãnh đạo cùng kế toán trưởng các doanh nghiệp thành viên.


Chủ tịch Vũ Đức Giang phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội Nghị - Chủ tịch Vũ Đức Giang nhấn mạnh: Đây là Hội nghị quan trọng;  Vinatex chuyển sang hoạt động theo mô hình mới CPH - Công ty mẹ Tập đoàn trong khi  tình hình thế giới có nhiều biến động và đặc biệt tình hình căng thẳng ở biển đông cùng các hệ lụy có diễn  biến phức tạp, tiềm ẩn  nguy cơ khó lường và gây nhiều bất lợi cho ngành dệt may. Chủ tịch cũng định hướng rõ một  số vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp để các đại biểu thảo luận và đóng góp ý kiến cho những  giải pháp chiến lược phát triển của Tập đoàn trong thời gian tới như: (1).Giải pháp chiến lược đào tạo nguồn lực cán bộ chuyên gia đầu Ngành, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản trị doanh nghiệp.(2).Vai trò của các trường đào tạo nguồn nhân lực cho Tập đoàn;  đào tạo sâu vào chuyên ngành, đào tạo gắn với hội nhập.(3). Khả năng tuyển chọn  cán bộ quản lý cấp cao của Tập đoàn có tính kế thừa.(4). Tập đoàn nên xây dựng  quy chế khung đánh giá cán bộ về năng lực quản trị, cán bộ quản lý sau 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ phải rút khỏi vị trí lãnh đạo; có nguồn lực dự trữ để chủ động  bổ nhiệm, thay thế. (5). Xây dựng  ý chí quyết tâm cao độ cho người đại diện vốn về chương trình phát triển của Vinatex trong thời gian tới, dám làm, dám chịu trách nhiệm để hội nhập sâu nền kinh tế thế giới, tranh thủ các lợi ích từ các Hiệp định thương mại- đặc biệt Hiệp định Kinh tế Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); các DN phải nhanh chóng chuyển sang phương thức sản xuất ODM để tăng lợi nhuận và Kim ngạch xuất khẩu; hài hòa lợi ích của cổ đông, người đại diên vốn, tập đoàn và người lao động. Nên xây dựng lại quy chế tiền thưởng cho người đại diện vốn cho phù hơp để tạo  động lực và có đà để phát triển bền vững .(6). Xây dựng các Trung tâm thiết kế thời trang để thiết kế mẫu mã sản phẩm xuất  khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu  Việt (7).Xây dựng giải pháp công nghệ quản lý theo mô hình tiên tiến cho sợi, dệt và may tạo ra dòng sản phẩm có tính khác biệt mang tính đột phá, thương hiệu đẳng cấp của Vinatex để cạnh tranh với các nước trong khu vực. (8). Đảm bảo hiệu quả của đồng vốn, cần có sự minh bạch trong điều hành, quản lý và rõ ràng trong chiến lược kinh doanh. (9).Nâng  cao vai trò của khối dịch vụ thương mại tạo sự gắn kết trong các doanh nghiệp trong sử dụng sản phẩm của nhau trong chuỗi cung ứng nội bộ. (10). Vai trò của Vinatex trong chiến lược đầu tư mở rộng, trong cảnh báo rủi ro thường xuyên, liên tục  và  có hệ thống.  Tiếp tục củng cố và tăng cường văn hóa Vinatex trong cộng đồng trách nhiệm, sẵn  sàng chia sẻ đơn hàng; tuyên truyền giáo dục công nhân tri ân các thế hệ lãnh đạo, những người có công tạo dựng sự phát triển ngôi nhà chung  Vinatex.


Phó Tổng Giám đốc Thường trực Lê Tiến Trường báo cáo đánh giá hoạt động của người đại diện vốn

Hội nghị đã thông qua Báo cáo đánh giá hoạt động của người đại diện vốn Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại doanh nghiệp năm 2013. Để  phát huy hơn nữa hiệu quả đồng vốn của nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu đã  tập trung  đối thoại  4 chuyên đề quan trọng mang tính cốt lõi để nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp: Trực tiếp dẫn chương trình các chuyên đề là ông Trần Quang Nghị - TV HĐTV, Tổng Giám đốc và ông Lê Tiến Trường - TV HĐTV, Phó Tổng Giám đốc thường trực của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Một là : Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực, đào tạo, tuyển dụng, thuê nhân sự chuyên gia… kinh nghiệm và các giải pháp.

Hai là:  Động lực, quyền lợi, trách nhiệm của người đại diện vốn Tập đoàn tại các doanh nghiệp. Vướng mắc, khó khăn trong thực thi quyền hạn trách nhiệm của người đại diện vốn - những kiến nghị, đề xuất. Xây dựng văn hóa Vinatex và Thương hiệu- kinh nghiệm và các giải pháp”.

Ba là:  Mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, phù hợp, giải pháp trong đầu tư mới, chiến lược sản phẩm, thị trường, kinh nghiệm quản lý.

Thứ tư là:Phòng ngừa và phát hiện rủi ro trong kinh doanh, tài chính, tận dụng và khai thác lợi thế chính sách từ các Hiệp định thương mại. Bài học và mô hình quản lý rủi ro”.




Đại biểu tham gia thảo luận tại Hội nghị

Kết luận Hội nghị, Tổng Giám đốc Trần Quang Nghị nhấn mạnh: Tài sản  vô cùng quý giá và quan trọng của Vinatex là nguồn nhân lực, chính là các đồng chí đại diện vốn của Tập đoàn tại các doanh nghiệp. Đây là tài sản  vô hình không phải Tập đoàn nào cũng có được - là tiền đề quan trọng để Vinatex vượt qua mọi thách thức tiến đến thành công, thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra xứng đáng với kỳ vọng của Đảng và Chính phủ khi Vinatex hoạt động theo mô hình mới CPH - Công ty mẹ Tập đoàn. Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng đã có được, chúng ta cần có các giải pháp trong ngắn hạn và đường dài để lấp các khoảng tối vẫn còn tồn tại. Lợi nhuận có thể tăng chậm trong ngắn hạn, nhưng phải đặc biệt quan tâm, chăm lo đời sống và giá trị cá nhân người lao động, không ngừng được nâng cao. Giải quyết bài toán động lực và nhân lực để phát triển tài lực, nguồn lực và phát huy trí tuệ  cho Tập đoàn. Phải xây dựng mục tiêu rõ ràng để các doanh nghiệp đều lớn mạnh cùng Tập đoàn ngày càng phát triển bền vững. Định vị và bàn thảo với các doanh nghiệp để phát triển lên tầm cao mới, các doanh nghiệp cần tuân thủ sự chỉ đạo của Tập đoàn về chiến lược đầu tư, giải pháp về tài chính, nguồn lực, canh tranh lành mạnh, tăng cường đoàn kết cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn, thị trường, không để khách hàng lợi dụng ép giá. Cần thể hiện văn hóa trí tuệ, bản lĩnh của Vinatex; Tất cả thành viên HĐTV,  Cơ quan điều hành, người đại diện vốn phải thông suốt, đồng thuận, chia sẻ để thực hiện thắng lợi mục tiêu 5 tỷ USD trong thời gian ngắn nhất. Giải quyết hài hài hòa lực lượng sản xuất của Tập đoàn và doanh nghiệp, Chuẩn bị lực lượng sản xuất mới có năng lực sẵn sàng đảm đương công tác điều hành có hiệu quả  các dự án mới đã và đang đầu tư nhằm đón đầu TPP như sợi, dệt, nhuộm, may. Con người điều hành và quản trị đang là thách thức lớn. Chúng ta cần cấu trúc lại và cải tiến để tăng năng lực Cơ quan điều hành, HĐTV và HĐQT (sau CPH) và các ban chức năng tiến tới tự doanh để cải thiện các chỉ số  doanh thu, lợi nhuận … của Tập đoàn.


Tổng Giám đốc Trần Quang Nghị kết luận tại Hội nghị

Giải pháp hết sức quan trọng là chúng ta phải tự đào tạo, học hỏi đồng nghiệp và trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn,thường xuyên cập nhập kiến thức. Cần thành lập văn hóa nói thật và làm thật. Tăng cường liên kết dọc  về  sợi, dệt, may; chú trọng cả liên kết ngang may với  may, dệt với dệt, và sợi với sợi tạo sự liên kết chuỗi, ….để tạo ra sức  mạnh của Tập đoàn, có thể các doanh nghiệp dệt và sợi, may cùng bỏ vốn đầu tư vào các dự án mới  để tạo ra sức mạnh của cổ đông, tiến tới  không lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu có như vậy mới tăng tính chủ động tạo ra giá trị gia tăng và lợi nhuận cao. Tập đoàn sẽ có cơ chế bảo toàn vốn đối với các doanh nghiệp tham gia các liên kết này.

Một số việc cần phải làm ngay : Các đại diện vốn kết hợp với Công đoàn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho công nhân, không manh động không  để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo; cần  xây dựng phương án đối phó với những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra. Các doanh nghiệp cùng CPH với Tập đoàn cần tập trung nguồn lực, khẩn trương thực hiện các bước tiếp theo  trong lộ trình CPH. Đổi mới công tác phòng ngừa, kiểm soát  rủi ro về nhân lực, tài chính, thị trường, và an ninh, an toàn doanh nghiệp.

Tiếp tục tăng tốc các dự án đầu tư. Khai thác nhanh các lợi thế, sức mạnh của các doanh nghiệp và Tập đoàn,  đặc biệt là cơ chế chính, sách.

Xây dựng quy chế người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần bổ sung về chế tài về tuân thủ trong đầu tư, tài chính, nguồn nhân lực và về triển khai sản xuất ODM; Duy trì chế độ thưởng phạt nghiêm minh để  tạo động lực cho sức sản xuất mới. Phát triển đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp cùng góp vốn đầu tư để tăng hiệu quả cũng như vị thế của Tập đoàn ở trong và ngoài nước.

 

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tập đoàn Dệt may Việt Nam)

Bình luận